Rò hậu môn còn được gọi là mạch lươn, là tình trạng có đường thông nối bất thường giữa ống hậu môn và da ở xung quanh hậu môn. Đường rò hậu môn là đường hầm, thông nối giữa trực tràng hậu môn ra da bên ngoài quanh hậu môn. Lỗ rò rỉ gây ra tình trạng rỉ mủ mãn tính và có mùi khó chịu.
Bệnh lý vùng hậu môn trực tràng thường mắc phải đó là: apxe hậu môn và rò hậu môn. Rò hậu môn là hậu quả của áp xe hậu môn nhưng không được chữa trị dứt điểm. Rò hậu môn được xếp vào bệnh nhiễm trùng không đặc hiệu, nhiễm trùng các tuyến hậu môn ở giữa 2 cơ thắt.
Nguyên nhân gây rò hậu môn
Áp xe hậu môn và rò hậu môn là cùng nguyên nhân nhưng thể hiện ở 2 dạng lâm sàng khác nhau, áp xe cấp tính và rò mạn tính.
– Nguyên nhân không đặc hiệu: Là từ vi khuẩn: trực khuẩn coli, tụ cầu trùng, liên cầu trùng,…
– Nguyên nhân đặc hiệu: Nhiều bệnh lý có thể gây rò hậu môn như: Viêm túi thừa; Bệnh lao; Bệnh Crohn; Nấm actinomycosis, chlamydia, lymphogranuloma venereum (LGV), bệnh giang mai, bệnh HIV. Có khoảng 30% bệnh nhân bị nhiễm HIV tạo ra áp xe hậu môn trực tràng và lỗ rò; Dị vật ở hậu môn và tầng sinh môn; Ung thư hậu môn trực tràng; Chấn thương; Chiếu xạ vùng chậu; Ung thư bạch huyết;…
Chẩn đoán lâm sàng bệnh rò hậu môn
Khi bệnh nhân nhiễm trùng quanh hậu môn thường có xu hướng đến khám sớm, 2 – 3 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Biểu hiện đau và sưng một khối căng sở được ở rìa lỗ hậu môn, có rỉ dịch mủ kích thích đi cầu, chảy máu hậu môn, đau khi đại tiện. Tình trạng nhiễm trùng có thể gây sốt, ớn lạnh, mệt mỏi.
Khi lỗ rò đã hình thành, có những cơn đau ngắt quãng và mủ chảy ra từ một lỗ ở tầng sinh môn, cơn đau tăng lên khi mủ không chảy ra và giảm đau khi có mủ thoát ra ngoài. Trường hợp lỗ trong trực tràng to, thì có phân chảy ra ở lỗ rò ngoài.
Khi nghi ngờ bản thân có các biểu hiện của bệnh, người bệnh cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám. Bởi vì, lâu ngày bệnh sẽ chuyển biến phức tạp, có nhiều ngõ ngách khác nhau và làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Không có bài viết nào!
Về trang chủ